当前位置:首页 > 时尚 > 正文

Thanh niên Hồ Kết với ý chí vượt qua tật nguyền

简介 Dưới mái nhà sàn bên dãy núi Giăng Màn, bản Ra Mai, xã Trọng Hóa, huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình, ...

 

Dưới mái nhà sàn bên dãy núi Giăng Màn,ênHồKếtvớiýchívượtquatậtnguyề bản Ra Mai, xã Trọng Hóa, huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình, đôi chân bị tật khiến Hồ Kết đi đứng khó khăn nhưng đôi tay của anh vẫn bền bỉ, thoăn thoắt từng nếp đan lát mây tre, tạo ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ hoàn hảo.

Hồ Kết sinh ra vốn lành lặn. Năm 17 tuổi, trong một lần đi đốt rẫy, anh không may bị ngã vào lửa, toàn thân bị bỏng nặng và trở thành người tàn tật... Năm 2009, Hồ Kết lập gia đình, những ngày đầu ra riêng, cuộc sống vô cùng khó khăn. Năm 2013, thông qua Hội Vì sự phát triển của người khuyết tật Quảng Bình, Hồ Kết tham gia học nghề mây tre đan và vào làm việc tại Công ty TNHH Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Vạn Xuân tại thành phố Đồng Hới.

Hồ Kết cần cù, khéo léo và đoạt giải nhất tại Hội thi tay nghề giỏi. Nhưng với mức thu nhập 4 triệu đồng/tháng khi làm việc tại Công ty TNHH Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Vạn Xuân, Hồ Kết không đủ trang trải cuộc sống ở thành phố, không có tiền gửi về nuôi vợ con. Anh quyết định nghỉ việc ở công ty, trở về sống cùng gia đình và tiếp tục phát triển nghề đan lát.

Tại quê nhà, Hồ Kết vừa làm nghề, vừa dạy bà con làm nghề mây tre đan, phát huy nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số. Hồ Kết tâm sự, để các sản phẩm được tiêu thụ rộng rãi, anh nhờ người quen giới thiệu và sử dụng mạng xã hội để quảng bá sản phẩm.

Theo Hồ Kết, các sản phẩm mây tre đan như mâm cơm, gùi nhỏ, giỏ đựng xôi... được nhiều người ưa chuộng, bán chạy, giúp anh có thu nhập ổn định: “Mình không được may mắn lành lặn như nhiều thanh niên khác, nhưng với sự nỗ lực của bản thân để gắng học lấy 1 nghề mưu sinh. Đến nay nghề đan lát của mình đã đem lại thu nhập ổn định để lo cho vợ con, vừa dạy nghề đan cho bà con người đồng bào ở đây để lưu giữ nghề truyền thống”.

Để nâng cao tay nghề, Hồ Kết tìm đến Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình theo học lớp đan lát thủ công mỹ nghệ. Khi có được chứng chỉ trong tay, Hồ Kết viết đơn xin gia nhập và trở thành thành viên Câu lạc bộ Thanh niên khuyết tật huyện Minh Hóa. Các sản phẩm do anh làm ra luôn được khách hàng đánh giá cao bởi độ tinh xảo, chắc chắn, thân thiện với môi trường và có nhiều ứng dụng.

Bằng nghị lực và ý chí vượt lên hoàn cảnh tật nguyền, Hồ Kết vinh dự là 1 trong 50 thanh niên khuyết tật tiêu biểu trong cả nước được Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam ghi nhận, tặng Bằng khen và vinh danh tại chương trình "Tỏa sáng nghị lực Việt" năm 2022.

Anh Hồ Thao, Bí thư Đoàn xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa cho biết, tấm gương thanh niên Hồ Kết vượt qua hoàn cảnh tật nguyền lan tỏa đến đồng bào khắp bản làng biên giới về tinh thần tự lực, không trông chờ vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

 “Hồ Kết vươn lên vượt khó trong hoàn cảnh khó khăn, thấy Hồ Kết rất tuyệt vời. Một người khuyết tật gặp khó khăn trong gia đình nhưng đã luôn phấn đấu, các đoàn viên khác cũng học tập gương của Hồ Kết về ý chí vươn lên”, anh Thao nói.

Đóng quân trên địa bàn xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Ra Mai thấu hiểu hoàn cảnh của Hồ Kết. Từ đó, Đoàn thanh niên Đồn Biên phòng Ra Mai thường xuyên hỗ trợ gia đình Hồ Kết, giúp anh sửa sang nhà cửa, tặng công trình nước sạch.

Thiếu tá Cao Xuân Hoành, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Ra Mai, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết, đơn vị luôn chú trọng thực hiện công tác an sinh xã hội, giúp đỡ người dân trên địa bàn đóng quân. Đối với những người khuyết tật, Đồn Biên phòng thực sự là chỗ dựa tinh thần cho bà con.

“Chi đoàn Đồn Biên phòng Ra Mai phối hợp với Đoàn xã thường xuyên động viên, thăm hỏi, từ đó em bớt tự ti trong cuộc sống. Dù em tật nguyền nhưng đã có ý chí vươn lên trong cuộc sống bằng nghề đan lát của quê hương. Vừa gìn giữ bản sắc nghề truyền thống của bản làng, vừa kiếm thêm thu nhập nuôi sống gia đình”, Thiếu tá Cao Xuân Hoàng cho biết./.