1. 弥留之际网首页
  2. 焦点

Đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại Đắk Lắk đang phát huy hiệu quả

Buôn Mlốc B,ĐầutưchovùngđồngbàodântộcthiểusốtạiĐắkLắkđangpháthuyhiệuquả xã Krông Jing, huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk có 160 hộ với hơn 500 nhân khẩu, hầu hết là người Ê đê. Năm 2022, cả buôn có gần 100 hộ nghèo thì nay số hộ nghèo giảm xuống còn 80 hộ. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân trong buôn đã có nhiều thay đổi hơn trước.

Có được kết quả này là nhờ Đảng uỷ, chính quyền, đoàn thể đã triển khai đồng bộ các giải pháp trong thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước. Nhất là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Bà H’ Hương H’ Wing, Bí thư chi bộ Buôn Mlốc B cho biết: “Hệ thống chính trị như buôn trưởng, các ban ngành đoàn thể của buôn luôn tập trung vào nghị quyết lãnh đạo chỉ đạo của chi bộ là sát dân, gần dân, hướng dẫn cho dân phát triển kinh tế, biết cách áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi bò, nuôi heo, biết nắm bắt tình hình trong buôn từng thời vụ từ đó tuyên truyền cho bà con trong buôn”.

Cũng như nhiều vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số khác của tỉnh Đắk Lắk, trước đây xã Yang Tao, huyện Lắk có tỉ lệ hộ nghèo cao, toàn xã có hơn 2.500 hộ thì người DTTS tại chỗ chiếm đến 96%. Để giúp người dân thoát nghèo cùng với sự quan tâm nhiều mặt của Đảng và nhà nước, huyện Lắk đã dành nhiều nguồn lực đầu tư cho xã Yang Tao phát triển kinh tế xã hội. Đến nay có thể thấy sự thay đổi hiện hữu trong từng gia đình của người dân nơi đây.

Bà H’ Loan Uông, Phó bí thư, Chủ tịch UBND xã Yang Tao, huyện Lắk phấn khởi chia sẻ, nếu như trước đây đa phần người dân chỉ trồng lúa, trồng mì theo phương thức truyền thống hiệu quả kinh tế thấp, gây lãng phí về thời gian, công sức, nguồn lực đất đai thì nay người dân trong xã đã dần quen với các mô mình sản xuất tiên tiến, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

“Trên địa bàn xã Yang Tao có sự thay đổi rất rõ rệt. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trước có nhiều hộ dân không quan tâm đến chăn nuôi kể cả nuôi trâu, nuôi bò, gia súc gia cầm nhưng đến nay là hộ nào cũng có sự thay đổi trong chăn nuôi. Nhà nào cũng có bò, không có bò thì nuôi gà vịt”, bà H’ Loan Uông nói.

Có thể nhận thấy, cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước và sự nỗ lực của chính mỗi người dân trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, những năm gần đây đời sống của người dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk được tăng lên rõ rệt. Năm 2022, tỉnh Đắk Lắk đã giảm được 1,75% hộ nghèo từ 12,9% xuống còn 11,4%. Riêng tỉ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc giảm 3,5%. Cùng với đó chính sách sinh xã hội đảm bảo, quốc phòng an ninh được củng cố.

Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk nhiệm kỳ 2020-2025 mỗi năm, giảm từ 1-2% hộ nghèo. Hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm từ 3-4%. Hộ nghèo tại các huyện nghèo giảm từ từ 4-5%. Để đạt được mục tiêu đề ra, tại hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng Bộ tỉnh Đắk Lắk, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh uỷ Đắk Lắk Nguyễn Đình Trung nhấn mạnh: “Tiếp tục chỉ đạo nâng cao hơn nữa trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm túc các chủ trương đường lối của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về phát triển kinh tế xã hội nhanh và bền vững. 

Tỉnh Đắk Lắk cũng đang đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Quan tâm hơn nữa đến công tác cán bộ vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Phát triển nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình hiện nay.

本站部分文章来源或改编自互联网及其他公众平台,主要目的在于分享信息,版权归原作者所有,内容仅供读者参考,如有侵权请联系我们,如若转载,请注明出处:http://l2g3w1.uurk.cn/news/134d799352.html